Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Phạm Tấn Nghĩa – Con đường khởi nghiệp đầy tâm huyết


Doanh Nhân Phạm Tấn Nghĩa - Người sáng lập, lãnh đạo Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS), Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) và là Nhà Đầu Tư Hệ thống Toán Mathnasium tại Việt Nam. Tốt nghiệp thạc sĩ QTKD tại Đại học Central State, Hoa Kỳ và thạc sĩ quản lý giáo dục tại Đại học New England, Úc. Với quyết tâm và tầm nhìn chiến lược, ông đã xây dựng VUS một hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc tế với hơn 56 cơ sở cùng với hệ thống trường VAS mang lại cơ hội học tập quốc tế cho hàng triệu học viên Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong quá trình hội nhập toàn cầu.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 2/02 – 2/04 đường O (Garden Court 1), phường Tân Phong, Quận 7, Hồ Chí Minh City
Hotline: (028) 7300 8039
Email: phamtannghia.doanhnhan@gmail.com
Website: https://www.phamtannghia.vn/
#phamtannghia #doanhnhanphamtannghia


Doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa tâm sự – “Ban đầu, chính tôi chọn lĩnh vực giáo dục nhưng càng ngày tôi càng thấy mình hợp với nghề nên có lẽ nghề cũng đã chọn tôi. Tôi luôn nghĩ, sinh ra trong xã hội này, ngoài việc lo cho bản thân cần phải có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Và với giáo dục, tôi có thể liên tục góp phần vào sự phát triển của xã hội.”

Kỹ sư tâm huyết gắn bó với sự nghiệp giáo dục

Trước hết, phải kể đến mỗi năm VUS của Phạm Tấn Nghĩa đã nhận được sự tin tưởng của khoảng 200.000 phụ huynh gửi con theo học tại VUS. Bên cạnh đó, VUS cũng đã tạo điều kiện cho hơn 10.000 học viên được nhận các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế hằng năm. Từ khi thành lập đến nay, VUS đã đào tạo hàng triệu học viên, trong đó, nhiều học viên đã có cơ hội du học ở những nước phát triển hay giữ những vị trí quan trọng tại các tập đoàn đa quốc gia.

Làm thế nào mà ông có thể xây dựng được sự nghiệp giáo dục như ngày hôm nay?


Thời điểm cách đây 20 năm, Phạm Tấn Nghĩa là một kỹ sư giỏi, đã quyết định gắn bó với sự nghiệp kinh doanh và giáo dục, đưa VUS trở thành một hệ thống giáo dục uy tín bậc nhất hiện nay tại Việt Nam. Về mặt kinh doanh, khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, ai cũng đều mong muốn đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, khi bắt đầu xây dựng VUS, ông quan niệm phải xây dựng được một chương trình, sản phẩm đào tạo tốt, chất lượng với mức học phí vừa phải, phù hợp với mức thu nhập của đa số người dân Việt Nam để ngày càng có nhiều người có cơ hội tiếp cận với sản phẩm giáo dục. Đó chính là động lực làm việc của ông, vì vậy trong quá trình phát triển VUS, việc tái đầu tư để phát triển và mở rộng luôn được ưu tiên.

“Tôi nghĩ rằng, khi bạn cố gắng làm thật tốt và hết sức mình để tạo ra những giá trị cho cộng đồng và xã hội thì ngày nào đó thành công cũng sẽ mỉm cười với bạn.” Phạm Tấn Nghĩa tâm sự.

Với phương pháp học tiên tiến, học viên của VUS được rèn luyện và phát triển toàn diện các kỹ năng để có một nền tảng Anh ngữ vững chắc và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, giúp các họ tiến xa trên con đường học thuật cũng như sự nghiệp. Thêm vào đó, học viên còn được trang bị những giá trị và kỹ năng sống, tìm hiểu và hấp thụ văn hóa các nước thông qua nội dung bài học, hoạt động ngoại khóa phong phú. Phạm Tấn Nghĩa luôn tự hào vì đem đến được sự an tâm và niềm tin về chất lượng cho học viên, đó cũng là tâm huyết của ông khi gắn bó trọn đời mình với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Tổng Hợp

"Chuẩn quốc tế" trong mắt doanh nhân Việt


Năm 2017 chứng kiến không ít doanh nghiệp (DN) Việt Nam vật lộn với khó khăn khi cánh cửa hội nhập gần như mở toang, sự thâm nhập của DN nước ngoài với công nghệ hiện đại và năng lực tài chính vượt trội gần như lấn lướt trong "cuộc đua" chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, hầu hết DN Việt Nam cho rằng, hội nhập quốc tế là cơ hội tự nhìn lại mình để điều chỉnh quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản trị nguồn lực sao cho phù hợp với quy luật cung cầu thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Nhân số báo đầu tiên của năm Mậu Tuất, Báo Doanh Nhân Sài Gòn ghi nhận ý kiến của một số doanh nhân trong lĩnh vực bán lẻ, xuất khẩu nông sản, xây dựng, du lịch để nghe họ nói về những thành quả đạt được, những khó khăn, thách thức trong năm 2018 cũng như giải pháp phát triển DN.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2017


Danh sách 26 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2017 của Fortune ghi nhận những người phụ nữ với khả năng chèo lái hàng loạt doanh nghiệp lớn với tổng tài sản 1,1 nghìn tỷ USD.

Hãy cùng điểm qua 10 gương mặt nữ doanh nhân quyền lực nhất trong danh sách này.

10. Ruth Porat



Ảnh: Asa Mathat.
Công ty: Alphabet (Google)
Vị trí: Phó chủ tịch (SVP) kiêm giám đốc tài chính (CFO)
Quốc tịch: Mỹ

Kể từ khi bà nắm vị trí CFO năm 2015, cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tăng trưởng 70%.
9. Phebe Nakapovic



Ảnh: Telegraph.
Công ty: General Dynamics
Vị trí: Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO)
Quốc tịch: Mỹ

Do chi phí quốc phòng của Mỹ chuyển hướng đầu tư nên doanh thu của General Dynamics sụt giảm, nhưng chiến lược của Nakapovic đang giúp doanh nghiệp phát triển sang hướng mới.
8. Safra Catz



Ảnh: Bloomberg.
Công ty: Oracle
Vị trí: Đồng CEO
Quốc tịch: Mỹ

Bà là kiến trúc sư trưởng cho đợt mở rộng lớn nhất của Oracle khi thuê thêm tới 5.000 nhân sự tại rất nhiều mảng của công ty.

7. Meg Whitman



Ảnh: CNN.
Công ty: Hewlett Packard (HP)
Vị trí: CEO
Quốc tịch: Mỹ

Năm năm sau kế hoạch giải cứu HP của bà đi vào hành động, công ty bắt đầu có lợi nhuận tăng trưởng trở lại dù vẫn phải cắt giảm các mảng.
6. Ginni Rometty



Ảnh: Bloomberg.
Công ty: IBM
Vị trí: Chủ tịch kiêm CEO
Quốc tịch: Mỹ

Áp lực đè lên bà Rometty đang tăng dần khi IBM đang ghi nhận lợi nhuận giảm dần.

5. Sheryl Sandberg



Ảnh: Forbes.
Công ty: Facebook
Vị trí: COO
Quốc tịch: Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của Sandberg, doanh số quảng cáo năm 2016 đã tăng tới 57% lên con số khổng lồ 26,9 tỷ USD.

4. Abigail Johnson



Ảnh: CNBC.
Công ty: Fidelity Investments
Vị trí: Chủ tịch kiêm CEO Quốc tịch: Mỹ
Fidelity đang lập kỷ lục doanh thu năm thứ 4 liên tiếp dưới sự điều hành của Abigail Johnson.

3. Marillyn Hewson



Ảnh: Forbes.
Công ty: Lockheed Martin
Vị trí: Chủ tịch kiêm CEO
Quốc tịch: Mỹ

Nữ tướng của tập đoàn vũ khí Lockheed Martin đã giúp giá cổ phiếu doanh nghiệp tăng trưởng 26% cùng doanh thu tăng trưởng 17% trong năm 2016.

2. Indra Nooyi



Ảnh: Ran.org.
Công ty: PepsiCo
Vị trí: Chủ tịch kiêm CEO
Quốc tịch: Mỹ gốc Ấn

Dẹp bỏ nhiều đồn đoán, Nooyi khẳng định bà sẽ không nghỉ hưu trong tương lai gần. Doanh thu của PepsiCo năm 2016 gần như tương đương với năm 2015 nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng 16%.

1. Mary Barra



Ảnh: Womanomix.
Công ty: General Motor
Vị trí: Chủ tịch kiêm CEO
Quốc tịch: Mỹ

Dưới áp lực cạnh tranh từ nhiều đối thủ lớn như Ford hay Tesla, Barra vẫn giúp GM phát triển ổn định trong khi Ford vừa phải sa thải CEO.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Quả bóng ghi dấu Quang Hải, Tiến Dũng gây quỹ từ thiện gần 3 tỷ đồng

Không thể đo lường hết được sức mạnh của bóng đá cũng như nguồn cảm hứng U23 Việt Nam tạo nên một tác động tích cực thế nào với đời sống xã hội, nhưng chỉ cần một sự kiện nhỏ thôi cũng đủ để hiểu giá trị lớn ra sao, khi trái bóng có chữ ký của các thành viên U20 Việt Nam dự World Cup U20 thu về gần 3 tỷ cho quỹ thiện nguyện trong một phiên đấu giá.



Trái bóng chính thức của VCK World Cup U20 diễn ra tại Hàn Quốc năm 2017, với đầy đủ chữ ký của cả từ HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn đến thủ môn Bùi Tiến Dũng, Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng… vốn dĩ là một món quà lưu niệm mà ông Tuấn “con” tặng cho một người bạn.

Khi VCK U23 Châu Á đang diễn ra, được sự đồng ý và ủng hộ của cựu HLV trưởng U20 Việt Nam, chủ nhân trái bóng tặng lại cho Quỹ Nam Phương Foundation để đấu giá thiện nguyện.

MC Trấn Thành chốt phiên đấu giá với con số 1 tỷ đồng cho trái bóng
MC Trấn Thành chốt phiên đấu giá với con số 1 tỷ đồng cho trái bóng.
Phát động đấu giá từ ngày 23.1 với mức giá khởi điểm là 4 triệu đồng. Sau 6 ngày đấu giá online, trái bóng được đặt giá 25 triệu đồng. Điều không ai ngờ tới đã xảy ra một cách vô cùng kỳ diệu trong đêm Gala Social 100 diễn ra ngày 29.1 vừa qua, ở phiên đấu giá “off-line” cuối cùng, trái bóng ghi dấu nhiều tuyển thủ U20 đang khoác áo U23 Việt Nam đã cán đích gần 2 tỷ đồng.
Người thắng cuộc đấu giá là ông Phạm Tấn Nghĩa, Chủ tịch hệ thống trường Anh văn Hội Việt Mỹ, khiến MC Trấn Thành phải rung chuông quyết định phiên đấu ở mức giá 1 tỷ đồng.

Điều đặc biệt, vì muốn có thêm các nguồn quyên góp, ông Nghĩa đã nhượng trái bóng lại cho người về nhì là ông Don Lam - TGĐ Vina Capital, với mức giá bám sát là 800 triệu đồng.

Rất ý nghĩa khi trái bóng có chữ ký của các thành viên U20 Việt Nam đóng góp cho Nam Phương Foundation số tiền 2,8 tỷ đồng
Rất ý nghĩa khi trái bóng có chữ ký của các thành viên U20 Việt Nam đóng góp cho Nam Phương Foundation số tiền 2,8 tỷ đồng
Điều thú vị là trong phiên đấu giá quy tụ 100 doanh nhân, nghệ sỹ nổi tiếng này, có nhiều doanh nhân người nước ngoài đã ra giá rất cao cho trái bóng. Họ đã tỏ ra vô cùng phấn khích khi biết đó là trái bóng có chữ ký của những tuyển thủ đã trải qua trận “tuyết chiến Thường Châu”. Cũng chính một doanh nhân nước ngoài đã tạo nên "bước ngoặt kinh điển" cho phiên đấu giá khi 2 lần ra giá 100 triệu và 500 triệu.
Và điều đặc biệt chưa hết khi ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch Tôn Đông Á - một người cũng tham gia đấu giá đã ủng hộ thêm 1 tỷ đồng cho Nam Phương Foundation với mong muốn sẽ nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ ở dịp Xuân Mậu Tuất.

HLV Hoàng Anh Tuấn rất tự hào với những gì món quà tặng của U20 Việt Nam mang lại. Ảnh: M.T
HLV Hoàng Anh Tuấn rất tự hào với những gì món quà tặng của U20 Việt Nam mang lại. Ảnh: M.T
Như vậy, trái bóng lịch sử đã mang lại 2,8 tỷ đồng, số tiền vô cùng ý nghĩa đối với các hoạt động của qũy trong năm 2018.
Nam Phương Foundation là tổ chức thiện nguyện hoạt động được 4 năm với tiêu chí duy nhất là “Kiến tạo nhịp cầu”, xây được hàng chục cây cầu ở các vùng sâu vùng xa, nơi trẻ em thường dễ gặp tai nạn sông nước.

Hoạt động của quỹ minh bạch, công khai và tất cả những số tiền quyên góp được đều được sử dụng trọn vẹn cho việc xây cầu. Chính vì sự trong sáng ấy của đã có rất nhiều người nổi tiếng sẵn sàng làm đại sứ thiện nguyện cho qũy mà điển hình là đạo diễn Phillip Noyce.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Phạm Tấn Nghĩa: Tiểu Sử và Những Hoạt Động Tiêu Biểu

Từ một kỹ sư, khi quyết định lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh và giáo dục, danh nhân Phạm Tấn Nghĩa đã biết rõ nhưng vẫn chấp nhận vượt qua những thử thách và khó khăn ban đầu để theo đuổi sứ mệnh: “Tiếp sức cho thế hệ trẻ Việt Nam trên bước đường hội nhập bằng một công cụ hữu hiệu và sắc bén là Anh ngữ” – với trách nhiệm giúp các bạn trẻ nâng cao năng lực, mở rộng tầm nhìn để có đủ năng lực hội nhập vào nền giáo dục thế giới. Từ đó, tạo ra những thay đổi tốt hơn cho bản thân mỗi người, góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Tiểu Sử Phạm Tấn Nghĩa
Ông Phạm Tấn Nghĩa, tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Central State, Hoa Kỳ, thạc sỹ Quản lý giáo dục Đại học New England, Úc. Ông đã từng giữ chức vụ quản lý tại một số công ty quốc doanh trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Hiệu trưởng Anh văn Hội Việt Mỹ năm 1999, Uỷ viên thường trực Ban Chấp hành Trung Ương Hội Việt Mỹ Việt Nam.
Là một người tâm huyết với ngành giáo dục và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành, ông đã nỗ lực xây dựng hệ thống gồm gần 10 trung tâm đào tạo tiếng Anh với dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng năm, hàng trăm ngàn lượt học viên đã học tập tại Anh văn Hội Việt Mỹ và gần 10.000 học viên đã tốt nghiệp và nhận được bằng cấp quốc tế. Anh văn Hội Việt Mỹ là đơn vị duy nhất được trường Đại học CUNY (The City University of New York) – Một trong những Trường Đại học công lập ở Hoa Kỳ với hơn 250.000 học viên theo học – ký liên kết hợp tác trong lĩnh vực đào tao.
Năm 2004, ông sáng lập ra Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc và giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Với tầm nhìn chiến lược, ông đã lãnh đạo thành công Hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc. Chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, từ 2 cơ sở ban đầu và 400 học sinh, hiện nay trường đã phát triển thành 8 cơ sở, tăng số lượng học sinh lên gấp 5 lần và trở thành một Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2006, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và bằng khen của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
Hiện nay, Ông Phạm Tấn Nghĩa giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Ban Chấp hành Trung Ương Hội Việt Mỹ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng Anh Văn Hội Việt Mỹ.

Sứ mệnh
“Đào tạo một thế hệ trẻ ưu tú đủ năng lực hội nhập quốc tế” – đó vừa là sứ mệnh vừa là cam kết mà Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc kiên định theo đuổi kể từ ngày đầu thành lập.
Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giáo viên nước ngoài và Việt Nam có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm giảng dạy, các em sẽ có được kiến thức nền tảng vững vàng và trình độ Anh ngữ ở mức cao nhất.
Với mục tiêu phát triển học sinh một cách toàn diện, nhà trường áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hài hòa về tri thức lẫn thẩm mỹ, rèn luyện cho các em kỹ năng sống tốt nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân để các em trở thành “một thế hệ trẻ ưu tú” sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội trong tương lai.
Không ngừng phát triển và hoàn thiện, Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc mang đến cho học sinh năng lực và kiến thức ngang tầm với học sinh các nước tiên tiến trên thế giới. Nhà trường tin rằng chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển toàn diện của con em mình sẽ làm các bậc phụ huynh “hài lòng hơn, yên tâm hơn”.
Dù hiện tại hay tương lai, danh nhân Phạm Tấn Nghĩa luôn tiếp tục cố gắng mang những chương trình đào tạo chất lượng với mức học phí phù hợp nhất đến cho số đông.
Theo HieuHoc

Phạm Tấn Nghĩa: “TIẾP SỨC THẾ HỆ TRẺ TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP”

Đó là sứ mệnh của Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) đã theo đuổi suốt vài thập kỷ bằng quyết tâm và trách nhiệm. Mà người đã dày công xây dựng VUS trở thành một hệ thống dạy Anh ngữ có uy tín hàng đầu tại Việt Nam là ông Phạm Tấn Nghĩa. VUS đã tiên phong trong nhiều chương trình đào tạo tiên tiến và giúp học viên tiếp cận với các kỳ thi quốc tế. Hỏi ông vì sao chọn đầu tư vào giáo dục, ông trả lời:

Khi hòa bình lập lại, Việt Nam chắc chắn sẽ phải phát triển, sẽ phải hội nhập. Trong xu thế hội nhập, khi tri thức và công nghệ tiên tiến của nhân loại được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thì đây cũng là thời điểm mà Anh ngữ, ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu, là một sức mạnh to lớn trong tương lai mà các cá nhân sở hữu sẽ đạt được những thăng tiến quan trọng trong cuộc đời mình. Ưu điểm lớn nhất của người Việt Nam là hiếu học, việc đầu tư cho giáo dục cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn cho con em mình được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến. Việc quyết định dấn thân vào lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là ngoại ngữ, là lựa chọn của tôi với nguyện vọng đáp ứng được phần nào nhu cầu của xã hội trong tiến trình hội nhập và góp phần sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đó là lí do mà tôi chọn sứ mệnh của Anh Văn Hội Việt Mỹ là “Tiếp sức cho thế hệ trẻ Việt Nam trên bước đường hội nhập”.  
Được xem là một trong những tổ chức tiên phong có mô hình đào tạo ngoại ngữ tiên tiến, hiện đại theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, điều gì khiến VUS đạt được thành công, thưa ông?
Niềm tin và giá trị của Anh văn Hội Việt Mỹ được xây dựng trên yếu tố con người “con người là yếu tố quyết định đưa đến thành công của 1 tổ chức”. Do đó, có thể nói rằng VUS là nơi quy tụ được hơn 1.000 giáo viên Việt Nam và nước ngoài có trình độ cao, tâm huyết với nghề và có đầy đủ phẩm chất sư phạm. Với chính sách trân trọng nhân tài, VUS cũng đã thu hút được một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, đầy tâm huyết với ngành giáo dục.
Các trang thiết bị tiên tiến trong phòng học và các phòng chức năng hỗ trợ tối ưu cho phương pháp đào tạo áp dụng công nghệ thông tin giúp VUS trở thành tiên phong đưa những phương pháp giảng dạy cập nhật của thế giới tạo niềm đam mê, hiệu quả cho người học.
Những điều này đã góp phần không nhỏ đến sự thành công của VUS.  
Thời điểm VUS thành lập, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều nhạy cảm, làm cách nào VUS có thể tìm kiếm được đội ngũ giáo viên giỏi nước ngoài và đưa họ về trung tâm giảng dạy?
Kể từ ngày thành lập, Đại học CUNY – the City University of New York – đại học công lập lớn hàng đầu Hoa Kỳ với hơn nửa triệu sinh viên, 24 trường trực thuộc, hơn 1400 chuyên khoa, đã là đối tác chiến lược bền vững của AVHVM. Trong thỏa thuận chung về việc xây dựng, thiết kế chương trình giảng dạy, đào tạo huấn luyện giáo viên, việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên vào giảng dạy tại VUS cũng là một tiêu chí mà hai bên đặt ra. Trên cơ sở đó, AVHVM có được thế mạnh để tiếp cận nguồn giáo viên chuyên nghiệp, có năng lực sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy từ sự hỗ trợ của Đại học CUNY Hoa Kỳ. Đây cũng là một thế mạnh mà không phải bất cứ trung tâm Anh ngữ nào ở Việt Nam có được.
Đi tiên phong bao giờ cũng dễ gặp rủi ro, với mô hình học ngoại ngữ nàychắc học phí cũng cao trong khi thu nhập chung của xã hội vào giai đoạn đó vẫn còn thấp, VUS có lo lắng sẽ bị thất bại không, thưa ông?
Theo triết lí khởi nghiệp, có 2 điều quan trọng: một là dám chấp nhận rủi ro, hai là phải có ý chí bền vững để vượt qua những cản ngại, khó khăn. Đã là đơn vị tiên phong thì phải chấp nhận luôn có rủi ro. Hơn nữa, dấn thân vào lĩnh vực giáo dục thì phải có nhiệt huyết, đừng nghĩ đến lợi nhuận ngay, mà phải nghĩ đến người học, làm sao mang lại phương pháp và môi trường học tốt nhất, hiện đại nhất để họ đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Khi người học thành công thì chắc chắn mình cũng sẽ thành công. Song, quan trọng là tính hợp lý. Với một trung tâm được trang bị phương tiện hiện đại, điều kiện học đạt chuẩn quốc tế, học phí phù hợp nên dần dần nhiều người cũng đã nhận ra sự hợp lý. Đó là lí do mà học viên VUS ngày càng đông và chúng tôi phải mở rộng nhiều hệ thống để đáp ứng nhu cầu học.
Ngoài tiên phong về mô hình đào tạo ngoại ngữ, VUS còn liên tục tiên phong trong việc mang đến các kỳ thi lấy bằng cấp, chứng chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới, với thành quả này, điều gì ý nghĩa nhất với ông?
Có lẽ ít người biết rằng VUS đã tiên phong trong việc mang lại các bằng cấp, chứng chỉ Anh ngữ quốc tế cho học sinh Việt Nam. Vào năm 1999, cả nước hầu như chưa biết đến các kỳ thi Anh ngữ quốc tếLúc bấy giờ, VUS đã phối hợp với Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ IIE Hà Nội, Đại học CUNY mời Tổ chức Khảo thí quốc tế ETS (Viện kiểm định giáo dục Hoa Kỳ) tổ chc kỳ thi International TOEFL tại TP.HCM. Trước đây, học sinh Việt Nam muốn lấy chứng chỉ này phải qua Thái Lan thi. Đây được coi là một bước ngoặt rất lớn của VUS và của học viên Việt Nam khi lần đầu được thi chứng chỉ quốc tế International TOEFL ngay tại Việt Nam.
Năm 2000, khi các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế cho trẻ em của Đại học Cambridge như Staters, Movers, Flyers còn quá mới mẻ với học sinh Việt Nam, VUS đã mạnh dạn đưa hàng ngàn học sinh thiếu nhi, thiếu niên tham dự kỳ thi quốc tế Cambridge. Từ đó, các chứng chỉ quốc tế Cambridge  mới bắt đầu được biết đến rộng rãi.
Năm 2003, thông qua TOEIC Việt Nam, VUS cũng là trung tâm khảo thí TOEIC đầu tiên của TP.HCM cũng như trên cả nước, từ đó tạo điều kiện cho học sinh tham gia các kỳ thi để có bằng Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế TOEIC do ETS cấp.
Điều ý nghĩa nhất  VUS đã khẳng định được chất lượng, năng lực đào tạo Anh ngữ tại Việt Nam so với bạn bè quốc tế trong thời kỳ đó. Phương pháp đào tạo của VUS đã xây dựng cho học viên một nền tảng Anh ngữ vững chắc, giúp người học có đủ năng lực và sự tự tin để tham dự các kỳ thi Anh ngữ mang tầm vóc quốc tế.
Được biết, VUS cũng thường xuyên tổ chức hội nghị giảng dạy tiếng Anh miễn phí cho tất cả giáo viên Anh ngữ trên cả nước, lý do gì ông lại chấp nhận bỏ kinh phí để tổ chức những buổi đào tạo như vậy?
VUS là đơn vị tiên phong và duy nhất trên cả nước tổ chức “Hội thảo về phương pháp giảng dạy Anh ngữ cho những người phi bản ngữ”. Phối hợp với Đại học CUNY Hoa kỳ, VUS mời các học giả trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, những nhà biên soạn sách giáo khoa, các nghiên cứu viên ở viện ngôn ngữ, các giáo sư, tiến sĩ của những đại học tên tuổi về chia sẻ tại hội thảo. Mục tiêu của chương trình nhằm tạo sự kết nối trong mối quan hệ học thuật giữa cộng đồng giảng dạy Anh ngữ trong nước với thế giới cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới đến với các giáo viên Anh ngữ Việt Nam. Hàng năm, hội nghị đã mang lại lợi ích rất lớn trong công tác chuyên môn cho hàng ngàn giáo viên Anh ngữ trên cả nước. Được góp sức cho cộng đồng, được góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước là niềm vui, niềm vinh dự của những người đã dấn thân vào sự nghiệp giáo dục.
Liên tục nhận những giải thưởng, bằng khen của UBND TPHCM, Sở Giáo dục & Đào Tạo, như bằng khen Đơn vị đào tạo Anh ngữ xuất sắc nhiều năm liền, doanh nghiệp tiêu biểu của TP, Huân chương, Kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn về sự nghiệp đóng góp cho thế hệ trẻ …, chắc hẳn ông rất hãnh diện và vui mừng, nhưng trong rất nhiều giải thưởng, điều gì mà ông thấy tâm đắc nhất?
Niềm vui là VUS ngày càng được sự tin tưởng của người học, tín nhiệm của xã hội, thể hiện qua số lượng học viên đến ngày một đông (khoảng 200.000 lượt người học trong năm). Vinh dự hơn, VUS còn được sự tín nhiệm của chính quyền thành phố thông qua việc giao trọng trách cùng với Sở Giáo dục Đào tạo thành phố để đào tạo, nâng cao, chuẩn hóa năng lực dạy tiếng Anh của đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông trên địa bànTP.HCM, cũng như tham gia vào các chương trình dạy tiếng Anh cho cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội biên phòngthành phố,  Ngoài ra, VUS còn được chọn hợp tác với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM trong chương trình Micro Scholarship Access Program, đây là chương trình Hoa Kỳ triển khai tại một số nước trên thế giới để dạy tiếng Anh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khẳng định sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế đối với VUS.
Mỗi giải thưởng là một sự khích lệ, động viên rất lớn về tinh thần, nhưng sau mỗi giải thưởng, càng cảm thấy mình phải có trách nhiệm nhiều hơn. Với triết lý sống: “Cho sẽ được nhiều hơn là nhận”, tôi luôn suy nghĩ, vận động tâm lực để liên tục đổi mới VUS nhằm mang lại nhiều hơn nữa lợi ích và kiến thức, kỹ năng cho người học. Khi người học có cơ hội được trang bị kiến thức tốt, đủ năng lực hội nhập, là cơ hội để mở ra một tương lai tươi sáng, một sự thay đổi lớn cho bản thân cuộc đời của mỗi người, góp phần vào sự thay đổi của xã hộiTôi cảm thấy hết sức vui và ý nghĩa khi nói rằng “Tiếng Anh là của bạn và Tương lai cũng là của bạn (Your English – Your Future)
Được biết VUS đã có kế hoạch phát triển mở rộng trong thời gian tới, thế thì ông có thời gian dành riêng cho mình không?
VUS đang trên đường phát triển nên công việc còn rất bề bộn, bản thân tôi cũng không có nhiều thời gian cho bản thân. Tôi cũng thích đi du lịch, thích thể thao, văn nghệ, v.v... nhưng rồi cũng chọn cho mình một môn thể dục đơn giản để duy trì sức khỏe, đó là chạy bộ hay bơi lội vài lần một tuần. Chỉ vì nó đơn giản và không mất nhiều thời gian như chính con người và cách sống của tôi./. 
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ rất cởi mở này. 
 (Sưu tầm)

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Phạm Tấn Nghĩa - VUS Scandal - Vietnam Australia International

Không chỉ  tiếp sức và nâng đỡ cho thế hệ trẻ Việt Nam bằng một công cụ sắc bén, hữu hiệu là Anh ngữ, hệ thống đào tạo VUS của doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa còn không ngừng nâng cao chất lượng cũng như khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
VUS – Thương hiệu nổi bật nhất ngành giáo dục
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dựa trên kết quả nghiên cứu người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc của Công ty Neilsen, Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) được công nhận là Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành Giáo dục – Đào tạo theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Không chỉ vậy, VUS còn đạt giải thưởng trong khuôn khổ dự án “Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 2008”, chương trình khảo sát trên 1.500 thương hiệu trong và ngoài nước và là chương trình duy nhất lấy tiêu chí “độ nhận biết và chất lượng nhận biết của người tiêu dùng” để đưa ra bảng xếp hạng thương hiệu. Từ kết quả này, các doanh nghiệp sẽ biết thương hiệu của mình ở đâu trong tâm trí khách hàng và người tiêu dùng dễ dàng hơn khi tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ mình yêu thích. Đây chính là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận những thành quả VUS đạt được trong lĩnh vực đào tạo Anh ngữ nhiều năm qua.
Giải thưởng không chỉ giúp doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, mà còn đánh giá sự tin tưởng vào chất lượng giảng dạy của các học viên khi học tại VUS. Với những chiến lược và những hoạt động thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội, một lần nữa có thể khẳng định doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa sẽ tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Anh ngữ tại Việt Nam hiện tại và cả trong tương lai gần.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin)

Kế Hoạch Mở Rộng Mathnasium Gấp Đôi Tại Việt Nam Sau Khi Ông Phạm Tấn Nghĩa Gia Hạn Hợp Đồng

  Mathnasium Learning Centers, thương hiệu nhượng quyền quốc tế với hơn 1.100 trung tâm dạy kèm toán trên toàn thế giới, vừa công bố gia hạn...